Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ

Nghị định 83/2017/NĐ-CP – Công tác cứu nạn, cứu hỏa trong Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một vấn đề quan trọng và đang nhận được sự quan tâm đáng kể hiện nay.

Trong các cơ quan PCCC, công tác cứu nạn và cứu hỏa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn về người và tài sản khi xảy ra sự cố cháy. Chính vì thế nghị định liên quan tới vấn đề này cũng trở thành 1 trong những vấn đề được quan tâm.

Ở bài viết này PCCC Thành Đạt sẽ giới thiệu tới mọi người Nghị định 83/2017/NĐ-CP. Đây là Nghị định nói về công tác cứu hộ, cứu nạn.

Nghị định 83/2017/NĐ-CP là Nghị định quy định về vấn đề gì?

Nghị định 83/2017/NĐ-CP là Nghị định quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công An, ngày 18/07/2017 Chính phủ đã ban hành Nghị định này.

Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ

Đây là Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ 04/10/2017 để thay thế Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.

Những nội dung chính của Nghị định

Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18/07/2027 là Nghị định quy định về bố trí lực lượng và hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; nguyên tắc, quan hệ phối hợp, bảo đảm điều kiện và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các đối tượng áp dụng Nghị định này là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Nghị định quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy số 83/2017/NĐ-CP gồm có 7 chương, 45 điều và 5 phụ lục đi kèm. Trong đó:

Chương I: Quy định chung của Nghị định 83/2017/NĐ-CP

  • Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
  • Điều 2. Đối tượng áp dụng
  • Điều 3. Giải thích từ ngữ
  • Điều 4. Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 5. Phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
  • Điều 6. Các hành vi nghiêm cấm

Chương II: Phòng ngừa sự cố, tai nạn và công tác chuẩn bị cứu nạn, cứu hộ

  • Điều 7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 8. Phòng ngừa sự cố, tai nạn đối với nhà, công trình, địa điểm, phương tiện, thiết bị
  • Điều 9. Xây dựng, thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
  • Điều 10. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 11. Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 12. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ

Chương III: Hoạt động cứu nạn, cứu hộ

  • Điều 13. Phân công thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 14. Chế độ thông tin, tiếp nhận và xử lý tin báo về cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 15. Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 16. Người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy về cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa chá
  • Điều 18. Trách nhiệm phối hợp trong cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 19. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện được huy động tham gia cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 20. Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
  • Điều 21. Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá dỡ nhà, công trình, chướng ngại vật và di chuyển tài sản khi cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 22. Cứu nạn, cứu hộ trong trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này

Chương IV: Nhiệm vụ, quyền hạn và bố trí lực lượng cứu nạn, cứu hộ

  • Điều 23. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy làm công tác cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 25. Bố trí lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 26. Lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 27. Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở
  • Điều 28. Nhiệm vụ, quyền hạn cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng

Chương V: Bảo đảm điều kiện cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chương

  • Điều 29. Trang bị, quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
  • Điều 30. Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 31. Chế độ, chính sách đối với người tham gia cứu nạn, cứu hộ và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành khi tham gia các hoạt động cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 32. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên, công nhân Công an thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 33. Chế độ đối với người làm nhiệm vụ trực cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 34. Chế độ đối với người được huy động làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 35. Chế độ, chính sách đối với những người tham gia cứu nạn, cứu hộ bị ốm đau, tai nạn và chết
  • Điều 36. Chế độ, chính sách đối với người bị thương, hy sinh
  • Điều 37. Nguồn tài chính bảo đảm cho công tác cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 38. Kinh phí chi cho công tác cứu nạn, cứu hộ

Chương VI: Quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ

  • Điều 39. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ
  • Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Công an
  • Điều 41. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
  • Điều 42. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

Chương VII: Điều khoản thi hành

  • Điều 43. Biểu mẫu về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
  • Điều 44. Hiệu lực thi hành
  • Điều 45. Trách nhiệm thi hành

5 phụ lục đi kèm Nghị định 83/2017/NĐ-CP

  • Mẫu số 01 Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
  • Mẫu số 02 Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
  • Mẫu số 03 Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
  • Mẫu số 04 Phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ sở
  • Mẫu số 05 Phương án cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Thông tin chi tiết về Nghị định quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ

Một số thông tin về công ty PCCC Thành Đạt

Công ty PCCC Thành Đạt là doanh nghiệp được thành lập ngày 10/04/2017 với trụ sở chính tại 34 đường Láng, HN cùng Showroom ở miền Trung – Nam hiện là nhà cung cấp rất nhiều các sản phẩm bơm chữa cháy được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.

Bơm chữa cháy được Thành Đạt phân phối trên thị trường vô cùng đa dạng với nhiều dòng bơm như bơm chữa cháy Pentax, Ebara, Inter, Tohatsu, Tesu, Kato,.. sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau để khách hàng lựa chọn.

Mọi sản phẩm bơm chữa cháy được PCCC Thành Đạt phân phối đều là máy bơm có kiểm định, có xuất xứ rõ ràng, bảo hành 12 tháng và được bán với mức giá tốt nhất.

Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ

Khi lựa chọn mua bơm chữa cháy ở PCCC Thành Đạt, Quý khách hàng luôn được đội ngũ kinh doanh, đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ 24/7 giúp mọi người sử dụng bơm sao cho hiệu quả nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU PCCC THÀNH ĐẠT

  • Showroom tại Hà Nội : 34 Đường Láng – Ngã Tư Sở – Hà Nội
  • Showroom tại Hồ Chí Minh : 691 Lạc long quân – P.10 – Q Tân Bình – TP HCM
  • Showroom tại Nghệ An : Tầng 1 chung cư Lũng Lô – Hồ Xuân Hương – Vinh Tân – TP Vinh – Nghệ An
  • Email:thanhdat@maycongnghiep.vn
  • Hotline Hà Nội:0915 898 114 
  • Hotline TPHCM :0909 152 999